02
06.2022

DẠY TRẺ EM CÁCH TIÊU TIỀN

Dạy trẻ về tiền khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ có nền tảng và khơi gợi sự quan tâm của trẻ đến việc kiếm tiền, tiết kiệm tiền và chi tiêu hợp lý. Giúp trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền và giá trị của sức lao động.

Khi đã là một người trưởng thành, bạn hiểu rất rõ rằng sự giáo dục vô cùng quan trọng trong việc bạn trở thành một con người như thế nào trong tương lai. Bạn có được ngày hôm nay nhờ rất nhiều vào sự giáo dục của gia đình và nhà trường, xã hội – những nơi mà bạn đã đi qua.

Ngoài giờ học, trẻ nên được học thêm về kỹ năng sống, trong đó có việc học tiêu tiền sao cho hợp lý – điều mà không phải cha mẹ nào cũng quan tâm tới. Chúng có thể bỡ ngỡ lúc ban đầu nhưng sau này chúng có thể thành một chuyên gia đấy.

1. Hãy thảo luận với trẻ em về tiền bạc – Điều này quan trọng hơn bạn tưởng đấy!

Không phải chỉ bạn, có rất nhiều người chúng ta khi ra trường chỉ biết đến các công thức hóa học và toán học mà không biết gì về những khoản thuế hay những vấn đề khác liên quan đến tài chính cá nhân, thậm chí là cách chi tiêu sao cho hợp lý. Mà rõ ràng, cuộc sống sau này dù thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào tài chính và tiền bạc rất nhiều, chứ rất ít, thậm chí là không một chút phụ thuộc nào vào các công thức hóa học hay toán học tích phân…

Bạn hãy giúp con mình sớm tìm hiểu và biết cách tiêu tiền khi còn nhỏ, điều này sẽ rất có ích khi chúng trưởng thành và tự kiếm được tiền. Lứa tuổi mầm non giờ đây không phải là sớm để được học những điều cơ bản về cuộc sống, đừng để chúng bỡ ngỡ khi cầm tháng lương đầu tiên mà không biết phải chi tiêu thế nào cho hợp lý.

Dạy con tiêu tiền theo từng độ tuổi

Dưới đây là một số gợi ý cho cha mẹ để có thể giúp bé biết cách tiêu tiền ở những giai đoạn và lứa tuổi khác nhé.

- Trẻ từ 2-3 tuổi:

Bạn bắt đầu dạy trẻ xác định thế nào là tiền và đồng nào có giá trị lớn hơn đồng nào. Bạn hãy cùng trẻ chơi trò mua sắm, đi siêu thị.Bạn có thể cho con dùng những đồng tiền thật để cùng chơi đồ hàng, điều này đã bắt đầu giới thiệu những điều cơ bản về “thương mại” cho trẻ.

- Trẻ từ 4-5 tuổi:

Bạn có thể đưa cho trẻ những voucher khuyến mại hoặc giảm giá, sau đó hãy đưa chúng tới nơi bán và yêu cầu trẻ tìm những mặt hàng được giảm giá. Bạn bắt đầu dạy trẻ hiểu giá trị của các phiếu giảm giá và những phiếu này sẽ giúp ta tiết kiệm được tiền.Bạn hãy nói cho trẻ hiểu rằng đồ chơi là thứ rất tốn tiền để mua và không phải trẻ em nào cũng có để dùng. Bạn có thể yêu cầu trẻ chọn ra một số đồ chơi để đem tặng cho những bạn nghèo không có điều kiện để mua đồ chơi.

- Trẻ từ 6-8 tuổi:

Ở độ tuổi này bạn có thể bắt đầu cho con tiền tiêu vặt cũng như có phần thưởng nhỏ bằng tiền khi con làm việc có ích. Lúc này bạn sẽ dạy trẻ cách sử dụng khoản tiền của riêng mình, từ cách tiêu đến cách tiết kiệm. Bạn có thể mua cho trẻ 1 con heo đất khi tiền còn ít, với số tiền lớn hơn bạn hãy mở cho trẻ một tài khoản tiết kiệm vài giải thích với chúng rằng các ngân hàng sẽ thưởng cho người gửi tiết kiệm bằng cách thêm tiền vào tiền của người gửi, cái đó gọi là lãi. Bạn cho trẻ tự tiêu tiền của trẻ, chúng có thể mua những thứ chúng muốn và trẻ sẽ hiểu rằng tiền sẽ hết một cách nhanh chóng nếu chi tiêu không kiểm soát.

Đồng thời hãy giải thích cho chúng hiểu sự khác biệt và khoảng cách giữa nhu cầu thực sự và mong muốn. Bạn hãy nhấn mạnh và giúp trẻ hình thành được suy nghĩ rằng nhu cầu cần đặt ra trước và được đáp ứng trước mong muốn.

Ví dụ: Nếu cái bếp và cái tivi cùng bị hỏng thì bạn cần ưu tiên mua cái nào? Nếu trẻ thích xem tivi và mong muốn mua nó hơn thì chúng sẽ không có gì để nấu ăn trong một thời gian dài (chờ có tiền để mua), và tất nhiên sẽ rất tốn tiền để ra ngoài ăn. Trẻ sẽ hiểu được rằng, khi có bếp thì tivi mới được xem xét.

- Trẻ từ 9-12 tuổi:

Ở tuổi này, bạn nên dạy trẻ so sánh giá của các mặt hàng . Trẻ sẽ thấy được sự khác biệt về giá của cùng một mặt hàng và thương hiệu nhưng được bán ở những nơi khác nhau, hoặc cùng một thương hiệu sẽ có nhiều mặt hàng với giá khác nhau. Bạn hãy giải thích cho chúng biết tại sao lại có sự khác biệt đó.Bạn có thể giúp trẻ lên kế hoạch bán một món gì đó, ví dụ như nước chanh, bánh tự làm… Chúng sẽ phải tự đi đến tạp hóa hoặc siêu thị để mua những thứ cần thiết và phải theo dõi các loại chi phí. Bạn hãy dạy trẻ biết cách tính giá bán sao cho hòa vốn và có lãi.

Bạn dạy con bạn về tiền khi chúng còn nhỏ sẽ giúp chúng có nền tảng và khơi gợi sự quan tâm của chúng đến việc kiếm tiền, tiết kiệm tiền và chi tiêu hợp lý. Khi con bạn lớn hơn, trưởng thành hơn, bạn đừng quên dạy chúng rằng tiền không phải là thứ quan trọng nhất trên thế giới nhưng có rất nhiều điều sẽ không thể có được nếu không có tiền . Ví dụ: Ai đó đến phòng cấp cứu và không có bảo hiểm y tế cũng như tiền thì sẽ phải chờ đợi và không thể được giải quyết nhanh chóng.

2. Mô tả cho trẻ hiểu về lợi ích từ bảo hiểm nhân thọ

Bạn hãy nhẹ nhàng mô tả cho con bạn hiểu về lợi ích từ bảo hiểm nhân thọ. Nếu bố mẹ không sở hữu bảo hiểm nhân thọ thì điều gì sẽ xảy ra với chúng? Nếu không có tiền, chúng ta không thể trả tiền học, điện, nước và những chi phí giúp ổn định cuộc sống. Con trẻ sẽ có tiền khi cha mẹ khỏe mạnh và làm việc, khi cha mẹ mất sức khỏe hoặc mất sớm, con trẻ sẽ cần tiền từ bảo hiểm nhân thọ để tiếp tục cuộc sống và duy trì những mơ ước cho tương lai.

Biết kiếm tiền thì phải biết tiêu tiền, và càng phải biết giữ tiền ngay cả những trường hợp rủi ro bất ngờ xảy đến – bảo vệ tài chính cũng quan trọng như bảo vệ sức khỏe của chính bản thân! Bạn hãy nhớ rằng trẻ quan sát rất tốt và cách học bằng việc quan sát là cách tốt nhất. Hãy chi tiêu hợp lý để con bạn có thể học được từ bạn, trẻ em là tương lai và bạn có trách nhiệm dạy chúng.

Đó cũng là cách để bạn bảo vệ trẻ!

Nếu bạn có cuộc sống cao hơn mức cơ bản, hãy để dành tiền mua bảo hiểm nhân thọ. Phí bảo hiểm một tháng có lẽ còn ít hơn món đồ chơi bạn mua cho con, bảo hiểm nhân thọ sẽ đảm bảo mức sống của con bạn không thay đổi nếu bạn không còn để nuôi chúng.

Giống như hầu hết các loại bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ là thứ bạn hy vọng sẽ không bao giờ phải sử dụng, nhưng rất biết ơn vì nó thật sự giúp bạn xử lý mọi tình huống bất ngờ.

Theo suthatbaohiem.com

 

Kiến thức bảo hiểm liên quan